Vì thế hãy lựa chọn một chế độ ăn có dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, đồng thời bổ sung vừa đủ thực phẩm có lợi cho mắt và bảo đảm cân bằng các nguyên tố vi lượng.

Cho dù là protein, nguyên tố vi lượng hay là vitamin, thiếu bất kỳ một chất dinh dưỡng nào đều có thể gây ra chứng cận thị hoặc khiến mức độ cận thị gia tăng. Trong các bữa ăn hàng ngày, thịt, trứng chứa một lượng lớn protein nhưng lượng vitamin lại khá ít; trong gan, rau xanh và hoa quả rất giàu vitamin, nhưng lượng protein không đủ.

Do đó, để thị lực khỏe mạnh, phòng cận thị, ngăn ngừa sự phát triển của cận thị, chúng ta nên hình thành thói quen ăn uống cân bằng, ăn nhiều rau quả tươi, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản, ít ăn kẹo…

Dinh dưỡng không cân bằng ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực

1. Protein: Là cơ sở để thị lực phát triển. Chức năng bình thường của mắt và sự đổi mới tế bào không thể rời xa protein. Thiếu protein trong thời gian dài sẽ khiến thị lực giảm sút, dẫn tới các bệnh về mắt.

2. Vitamin A: Đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự trao đổi chất của mắt, nó giúp duy trì cấu trúc bình thường và chức năng sinh lý của tế bào nâng đỡ, đồng thời còn là thành phần chính tổng hợp chất phytochrome. Thiếu vitamin A có thể khiến nồng độ rhodopsin ở võng mạc giảm, khả năng thích ứng với bóng tối giảm theo.

3. Vitamin B: Có thể bảo đảm sự trao đổi chất bình thường của võng mạc và giác mạc, là chất dinh dưỡng của dây thần kinh thị giác. Khi cơ thể không nạp đủ vitamin B, mắt sẽ dễ mắc các triệu chứng như mỏi mắt, chảy nước mắt, mắt đỏ và co giật cơ mắt…

4. Vitamin C: Là chất quan trọng cần thiết cho cơ thể. Thiếu viamin C có thể khiến giác mạc đục mờ và loét giác mạc, từ đó dẫn tới dễ nhiễm trùng giác mạc, thậm chí còn khiến thần kinh thị giác và võng mạc bị viêm.

Thiếu các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của nhãn cầu dễ gây ra cận thị, giảm thị lực

1. Kẽm: Kẽm đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, là trung tâm hoạt động của nhiều enzym. Hàm lượng kẽm trong mắt người tương đối cao. Trong đó màng mắt, võng mạc mắt cần hàm lượng kẽm cao nhất. Vì vậy, khi thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng thị lực và năng lực thích ứng.

2. Đồng: Đây là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng của cơ thể, có tác dụng quan trọng cho sự hình thành sắc tố, thiếu đồng sẽ dẫn tới các loại bệnh về mắt. Sự trao đổi chất của đồng bất thường có thể gây biến dạng sắc tố võng mạc, ảnh hưởng tới thị giác và tổn thương cơ mắt.

3. Selen: Selen là chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự sống của cơ thể, đồng thời còn là trung tâm hoạt động chống oxy hóa magie quan trọng trong cơ thể, có thể làm chậm lão hóa tế bào và có thể điều tiết hấp thụ và tiêu thụ vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin K. Trong quá trình trao đổi chất, thiếu selen dễ gây đục thủy tinh thể và tật cận thị.

4. Phốt pho: Phốt pho đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ dẻo dai của võng mạc. Do đó, thức ăn chứa nhiều phốt pho là rất cần thiết cho mắt.



4 Comment

  1. Login First

    Comment

Same from kinhkinh 's share

Article
кспскпс
WeLoveTrance_: кскскпс
  • 0
  • 0
  • 868
  • 0
  • 0
  • 794
  • 11
  • 20
  • 2841
  • 0
  • 1
  • 915
Article
curves
tidas2:
  • 0
  • 0
  • 779
  • 0
  • 2
  • 889
Article
topicv
tidas2: #topicv#
  • 0
  • 1
  • 746
  • 1
  • 0
  • 986
Article
test
atboy: #Tatics Shoes#tess
  • 0
  • 0
  • 919

Keyboard Shortcuts: L OR F like

Back To Top